Hủ tục bắt vợ có vi phạm pháp luật hay không?
Tin tức ly hôn 26/03/2024
Hiện nay, vẫn còn rất nhiều người dân ở vùng cao do thiếu hiểu biết về pháp luật nên tập tục bắt vợ vẫn còn, có khi những người con gái đang đi trên đường cũng sẽ bị bắt bởi những thanh niên để cưới về làm vợ. Do đó, nhiều người đã đặt ra câu hỏi rằng liệu hủ tục này có vi phạm pháp luật hay không?
Hiện nay, vẫn còn rất nhiều người dân ở vùng cao do thiếu hiểu biết về pháp luật nên tập tục bắt vợ vẫn còn, có khi những người con gái đang đi trên đường cũng sẽ bị bắt bởi những thanh niên để cưới về làm vợ. Do đó, nhiều người đã đặt ra câu hỏi rằng liệu hủ tục này có vi phạm pháp luật hay không? Để trả lời được vấn đề trên hãy cùng Công ty Luật Apolo Lawyers tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
1. Hủ tục là gì?
Hiện nay, tục “bắt vợ” có nhiều biến tướng với các hành vi vi phạm pháp luật đáng lên án. Nhiều người lợi dụng điều này, bắt ép các cô gái phải đồng ý kết hôn với mình. Thậm chí, có nhiều bé gái chưa đủ 18 tuổi cũng là nạn nhân của hủ tục này. Những tinh hoa tốt đẹp đã duy trì từ bao đời nay đang ngày càng bị biến dạng. Là những tệ nạn ảnh hưởng tới quyền của người phụ nữ. Đi trái với việc mà chúng ta đang cố gắng thực hiện là một nền văn minh bình đẳng giới.
2. Bắt vợ là gì?
Bắt vợ là một nét truyền thông lâu đời đặc trưng trong hôn nhân của dân tộc H’mông. Khi người con trai quen biết và đem lòng yêu một cô gái, anh ta sẽ tổ chức làm cỗ mời bạn bè và nhờ các bạn lập kế hoạch “cướp” cô gái về nhà một cách bất ngờ, giữ cô trong ba ngày. Sau đó sẽ sang nhà gái thông báo bàn việc cưới.
Hủ tục bắt vợ có vi phạm pháp luật hay không?
3. Tục bắt vợ có bị xem là vi phạm pháp luật
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 của Hiến pháp năm 2013 có quy định về quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong vấn đề kết hôn. Cụ thể như sau:
– Nam và nữ có quyền kết hôn, ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, vợ chồng bình đẳng, một vợ một chồng, tôn trọng lẫn nhau trong quá trình chung sống, giúp đỡ lẫn nhau trong quan hệ hôn nhân gia đình;
– Nhà nước sẽ bảo hộ quan hệ hôn nhân và gia đình, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người mẹ và trẻ em.
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong quan hệ hôn nhân gia đình. Cụ thể như sau:
– Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo trái quy định của pháp luật;
– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở quá trình kết hôn tự nguyện và tiến bộ, lừa dối kết hôn;
– Những người đang có vợ hoặc đang có chồng tuy nhiên kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác, những người chưa có vợ hoặc chưa có chồng tuy nhiên kết hôn hoặc chung sống với người đang có vợ hoặc người đang có chồng;
– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, giữa những người có mối quan hệ là cha mẹ với con nuôi, đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ hoặc mẹ kế với con riêng của chồng;
– Yêu sách của cải trong hoạt động kết hôn, cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn tự nguyện tiến bộ;
– Có hành vi bạo lực gia đình dưới bất kỳ hình thức nào;
– Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân gia đình để mua bán người, xâm phạm tình dục, bóc lột sức lao động hoặc có hành vi nhằm mục đích trục lợi cá nhân;
– Thực hiện hoạt động sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, có hành vi lựa chọn giới tính thai nhi và sinh sản vô tính.
Đặc biệt, căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về điều kiện kết hôn. Theo đó, các cá nhân hoàn toàn có quyền kết hôn với con riêng của mẹ nếu các bên nam/nữ đáp ứng được đầy đủ các điều kiện như sau:
– Đáp ứng đầy đủ độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật, cụ thể là nam từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bị ép buộc hoặc lừa dối dưới bất kỳ hình thức nào;
– Các chủ thể tham gia vào quá trình kết hôn không bị mất năng lực hành vi dân sự, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
– Việc kết hôn không thuộc một trong những trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định của pháp luật.
Có thể nói, pháp luật về hôn nhân và gia đình hiện nay nghiêm cấm hành vi cưỡng ép kết hôn, tảo hôn trái quy định của pháp luật. Đây là một trong những quy định của pháp luật để đảm bảo thực hiện chế độ hôn nhân và gia đình tự nguyện, tiến bộ. Hủ tục bắt vợ tại đồng bào các dân tộc thiểu số hiện nay là một trong những hành vi kết hôn không xuất phát từ tình cảm, không suất phát từ mong muốn của các bên nam nữ, vì vậy hành vi bắt vợ là một trong những hành vi cưỡng ép kết hôn, vi phạm quy định của pháp luật về điều cấm trong quan hệ hôn nhân gia đình.
4. Tục bắt vợ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Theo Điều 181 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định về tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện như sau:
Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Như vậy, người thực hiện tục bắt vợ, có hành vi cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ trong trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này nhưng vẫn tái phạm thì có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Tóm lại, tục bắt vợ mà không xuất phát từ tình cảm, mong muốn của cả hai bên, trái với mong muốn của bên còn lại thì được xem là hành vi cưỡng ép kết hôn.
Hủ tục bắt vợ có vi phạm pháp luật hay không?
5. Liên hệ với luật sư hoặc những chuyên gia pháp lý
Nếu bạn cảm thấy bị lạc hướng hoặc cần sự hỗ trợ, hãy liên hệ với Công ty luật Apolo Lawyers. Chúng tôi có thể hướng dẫn bạn về thủ tục pháp lý một cách đúng đắn.
CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS
Tầng 10, Tòa nhà PaxSky, 51 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Tel: (028) 66 701 709 | 0939.486.086 | 0908.043.086
VĂN PHÒNG TẠI BÌNH THẠNH
Tầng 09, Tòa nhà K&M Tower, 33 Ung Văn Khiêm, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Tel: (028) 35 059 349 | 0908.097.068
_____________
Email: contact@apolo.com.vn
Hotline: 0979.48.98.79
Chuyên trang về ly hôn của Apolo Lawyers: www.lyhon.net