Dịch vụ khách hàng: 0903.419.479

Dịch vụ khách hàng

0903.419.479

Có được giam cầm con để dạy không? Hành vi đó có phải là bạo lực gia đình không?

Tin tức ly hôn 07/03/2024

Hiện nay, có rất nhiều hành vi bố mẹ giam cầm con cái vì ly do nào đó, ví dụ như vì con điểm thấp, không nghe lời,...họ không biết hành vi giam cầm đối với con có phải hành vi đúng không?

Hiện nay, có rất nhiều hành vi bố mẹ giam cầm con cái vì ly do nào đó, ví dụ như vì con điểm thấp, không nghe lời,...họ không biết hành vi giam cầm đối với con có phải hành vi đúng không? Ngay sau đây cùng Công ty Luật Apolo Lawyers tìm hiểu vấn đề này ở nội dung bài viết dưới đây. Cụ thể như sau:

1. Hành vi giam cầm con để răn dạy có phải là hành vi bao lực gia đình hay không?

Căn cứ vào điểm p khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định hành vi bạo lực gia đình trong đó có hành vi cô lập, giam cầm thành viên gia đình.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì hành vi cô lập, giam cầm con cái của bố, mẹ không chỉ thuộc một trong những hành vi bạo lực gia đình, mà còn là một biểu hiện nghiêm trọng của sự vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình mà nó còn là sự kiềm chế tự do của cá nhân gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe về mặt tâm lý và tinh thần của con cái. 

Có được giam cầm con để dạy không? Hành vi đó có phải là bạo lực gia đình không?

2. Khi bố, mẹ thực hiện hành vi giam cầm các thành viên trong gia đình sẽ chịu trách nhiệm như thế nào?

Tại Điều 10 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì người có hành vi bạo lực gia đình phải chịu trách nhiệm sau đây, nhằm đảm bảo an ninh và trật tự xã hội cũng như bảo vệ quyền lợi của những người bị ảnh hưởng:

"1. Người có hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm sau đây:

a) Chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;

b) Chấp hành yêu cầu, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi áp dụng biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;

c) Kịp thời đưa người bị bạo lực gia đình đi cấp cứu, điều trị. Chăm sóc người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình từ chối;

d) Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra cho người bị bạo lực gia đình, người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình và tổ chức, cá nhân khác.

2. Người có hành vi bạo lực gia đình là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình thì không được thực hiện quyền của người giám hộ, người đại diện theo pháp luật quy định của Luật này đối với vụ việc bạo lực gia đình do mình thực hiện."

Theo quy định của pháp luật thì người bố có hành vi bạo lực gia đình phải chịu những trách nhiêm như sau:

- Chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;

- Chấp hành yêu cầu, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi áp dụng biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;

- Kịp thời đưa người bị bạo lực gia đình đi cấp cứu, điều trị. Chăm sóc người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình từ chối;

- Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra cho người bị bạo lực gia đình, người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình và tổ chức, cá nhân khác.

Ngoài ra, trong trường hợp người bị bạo lực gia đình là con của một người bố/mẹ được uỷ quyền làm người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật, người đó sẽ không thể tận dụng quyền lợi của mình như một người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật trong việc giải quyết vụ việc bạo lực gia đình mà mình gây ra. Điều này nhấn mạnh rằng người được uỷ quyền phải chịu trách nhiệm với hành động của mình, và không thể sử dụng vị thế của mình như là một biện pháp để tránh trách nhiệm trước pháp luật trong các trường hợp liên quan đến bạo lực gia đình.

Có được giam cầm con để dạy không? Hành vi đó có phải là bạo lực gia đình không?

3. Liên hệ với luật sư hoặc những chuyên gia pháp lý

Nếu bạn cảm thấy bị lạc hướng hoặc cần sự hỗ trợ, hãy liên hệ với Công ty luật Apolo Lawyers. Chúng tôi có thể hướng dẫn bạn về thủ tục pháp lý một cách đúng đắn.

CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS

Tầng 10, Tòa nhà PaxSky, 51 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Tel: (028) 66 701 709 | 0939.486.086 | 0908.043.086

VĂN PHÒNG TẠI BÌNH THẠNH

Tầng 09, Tòa nhà K&M Tower, 33 Ung Văn Khiêm, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Tel: (028) 35 059 349 | 0908.097.068

_____________  

Email: contact@apolo.com.vn

Hotline: 0979.48.98.79

Chuyên trang về ly hôn của Apolo Lawyers: www.lyhon.net

>>> Xem thêm: Bạo lực gia đình là gì: những hành vi nào sau đây được gọi là hành vi bạo lực gia đình?

>>> Xem thêm: Ly hôn đơn phương khi không có đầy đủ giấy tờ

 

APOLO LAWYERS

icon_email
phone-icon