Ly hôn ở nước ngoài về Việt Nam có được công nhận không?
Ly hôn có yếu tố nước ngoài 26/02/2024
Hiện nay, có rất nhiều cặp vợ chồng khác quốc tịch sinh sống và là làm việc ở nước ngoài, cho nên khi thực hiện các thủ tục liên quan đến hôn nhân gia đình thì thường sẽ thực hiện tại nước sở tại. Vậy ly hôn ở nước ngoài về Việt Nam có được công nhận hay không đó là câu hỏi thường gặp phải khi có một trong hai bên của vợ/chồng là người Việt Nam.
Hiện nay, có rất nhiều cặp vợ chồng khác quốc tịch sinh sống và là làm việc ở nước ngoài, cho nên khi thực hiện các thủ tục liên quan đến hôn nhân gia đình thì thường sẽ thực hiện tại nước sở tại. Vậy ly hôn ở nước ngoài về Việt Nam có được công nhận hay không đó là câu hỏi thường gặp phải khi có một trong hai bên của vợ/chồng là người Việt Nam. Sau đây hãy cùng Công ty Luật Apolo Lawyers tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
1. Bản án, quyết định ly hôn của Tòa án nước ngoài có được công nhận tại Việt Nam hay không?
Căn cứ khoản 25 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014, giải thích từ ngữ như sau:
"Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài."
Theo đó, trường hợp vợ/chồng là người Việt Nam nhưng sinh sống ở nước ngoài thì được xác định là qua hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
Điều 125 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định Công nhận, ghi chú bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về hôn nhân và gia đình, Điều này quy định về Công nhận, ghi chú bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về hôn nhân và gia đình như sau:
– Việc công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài có yêu cầu thi hành tại Việt Nam phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
– Chính phủ quy định việc ghi vào sổ hộ tịch:
+ Các việc về hôn nhân và gia đình theo bản án, theo quyết định của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam hoặc là không có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam;
+ Quyết định về hôn nhân và gia đình của các cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài.
Quy chiếu theo quy định của pháp luật về hộ tịch được quy định tại Điều 37 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch như sau:
– Những giấy tờ ly hôn sau mà không vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì được ghi vào Sổ hộ tịch:
+ Bản án, quyết định ly hôn, hủy kết hôn, văn bản thỏa thuận ly hôn mà đã có hiệu lực pháp luật.
+ Những giấy tờ khác công nhận việc ly hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
– Công dân Việt Nam làm thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc đã ly hôn, hủy kết hôn mà đã được giải quyết ở nước ngoài (sau đây gọi là ghi chú ly hôn) khi:
+ Công dân Việt Nam đã ly hôn, hủy việc kết hôn ở nước ngoài;
+ Sau đó về nước thường trú hoặc làm thủ tục đăng ký kết hôn mới tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Lưu ý: ở trường hợp này, nếu công dân Việt Nam đã nhiều lần ly hôn hoặc hủy việc kết hôn thì chỉ làm thủ tục ghi chú ly hôn gần nhất.
Như vậy, qua các quy định trên có thể khẳng định ly hôn ở nước ngoài về Việt Nam được công nhận trong 02 trường hợp:
– Trường hợp 1: Nếu bản án ly hôn của Tòa án nước ngoài có yêu cầu thi hành tại Việt Nam thì sẽ phải làm thủ tục yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định ly hôn đó của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam.
– Trường hợp 2: Nếu bản án, quyết định ly hôn mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và cũng không có đơn yêu cầu công nhận tại Việt Nam thì sẽ phải làm thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn mà đã được giải quyết ở nước ngoài, và cũng phải làm thủ tục ghi chú ly hôn (nếu quay trở về Việt Nam thường trú hoặc đăng ký kết hôn mới tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Ly hôn ở nước ngoài về Việt Nam có được công nhận không?
2. Thời hiệu yêu cầu công nhận và thi hành bản án ly hôn của Tòa án nước ngoài?
Theo Điều 432 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thời hiệu yêu cầu công nhận và cho thi hành được quy định như sau:
"Điều 432. Thời hiệu yêu cầu công nhận và cho thi hành
1. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có hiệu lực pháp luật, người được thi hành, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn đến Bộ Tư pháp Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định cùng là thành viên hoặc Tòa án Việt Nam có thẩm quyền quy định tại Bộ luật này để yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự đó.
2. Trường hợp người làm đơn chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể gửi đơn đúng thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn gửi đơn."
Theo đó, thời hiệu để yêu cầu công nhận bản án ly hôn nước ngoài là 03 năm kể từ ngày bản án này có hiệu lực pháp luật.
Trường hợp người yêu cầu công nhận chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể gửi đơn đúng thời hạn thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn gửi đơn.
3. Thủ tục công nhận ly hôn ở nước ngoài khi về Việt Nam sinh sống
3.1. Hồ sơ ghi chú ly hôn gồm
- Tờ khai ghi chú ly hôn theo mẫu.
- Bản sao Bản án, quyết định ly hôn, hủy kết hôn, văn bản thỏa thuận ly hôn hoặc giấy tờ khác công nhận việc ly hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đã có hiệu lực pháp luật.
- Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (bản sao có chứng thực)
(Lưu ý: Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự; dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên).
Ly hôn ở nước ngoài về Việt Nam có được công nhận không?
3.2. Thẩm quyền ghi chú ly hôn
– Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký kết hôn hoặc ghi vào Sổ hộ tịch việc đã kết hôn trước đây thực hiện thủ tục ghi chú ly hôn:
+ Trường hợp việc kết hôn hoặc ghi chú việc kết hôn trước đây được thực hiện tại Sở Tư pháp thì việc làm ghi chú ly hôn sẽ do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện.
+ Trường hợp việc kết hôn trước đây đã được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì việc ghi chú ly hôn sẽ do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trên thực hiện.
+ Trường hợp công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam thì việc ghi chú ly hôn sẽ sẽ do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú trước khi xuất cảnh của công dân Việt Nam thực hiện.
– Công dân Việt Nam từ nước ngoài về thường trú tại Việt Nam mà có yêu cầu ghi chú ly hôn mà việc đã kết hôn trước đây được đăng ký ở cơ quan đại diện hoặc tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì việc ghi chú ly hôn sẽ do chính Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi công dân Việt Nam thường trú thực hiện.
– Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có yêu cầu ghi chú ly hôn để thực hiện việc kết hôn mới mà việc kết hôn trước đây đã được đăng ký ở cơ quan đại diện hoặc tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì việc ghi chú ly hôn sẽ do chính Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tiếp nhận hồ sơ kết hôn mới thực hiện.
Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan, khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS
Tầng 10, Tòa nhà PaxSky, 51 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Tel: (028) 66 701 709 | 0939.486.086 | 0908.043.086
Văn phòng tại Bình Thạnh
Tầng 09, Tòa nhà K&M Tower, 33 Ung Văn Khiêm, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Tel: (028) 35 059 349 | 0908.097.068
_____________
Email: contact@apolo.com.vn
Hotline: 0979.48.98.79
Chuyên trang về ly hôn của Apolo Lawyers: www.lyhon.net
APOLO LAWYERS