Đã đăng ký khai sinh nhưng nhập hộ khẩu muộn cho con có bị phạt không?
Tin tức ly hôn 04/03/2024
Cha, mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh và nhập hộ khẩu cho con dể con có thể hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp từ pháp luật. Tuy nhiên, vì bận công việc hoặc các lý do khác mà các cặp cha, mẹ tuy đã đăng ký khai sinh cho con nhưng lại quên mất việc nhập hộ khẩu cho con, làm lỡ mất thời gian nhập khẩu cho con, dẫn đến việc con bị nhập khẩu muộn vậy việc đã khai sinh nhưng chưa nhập hộ khẩu cho con có bị phạt hay không?
Cha, mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh và nhập hộ khẩu cho con dể con có thể hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp từ pháp luật. Tuy nhiên, vì bận công việc hoặc các lý do khác mà các cặp cha, mẹ tuy đã đăng ký khai sinh cho con nhưng lại quên mất việc nhập hộ khẩu cho con, làm lỡ mất thời gian nhập khẩu cho con, dẫn đến việc con bị nhập khẩu muộn vậy việc đã khai sinh nhưng chưa nhập hộ khẩu cho con có bị phạt hay không? Hãy cùng Công ty Luật Apolo Lawyers giải đáp thông qua bài viết dưới đây.
1. Nhập hộ khẩu là gì?
Nhập hộ khẩu là việc công dân đi đăng ký thông tin với cơ quan có thẩm quyền về nơi ở ổn định, lâu dài của mình, được ghi vào sổ hộ khẩu theo quy định của Luật cư trú 2006.
Theo quy định của Luật cư trú 2020, nhập hộ khẩu thực chất là thủ tục đăng ký thường trú của công dân.
2. Đã khai sinh cho con mà chưa nhập khẩu có bị phạt không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Luật cư trú năm 2020 có quy định về nơi cư trú của công dân. Cụ thể như sau:
– Nơi cư trú của công dân theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ bao gồm hai nơi, đó là nơi thường trú và nơi tạm trú;
– Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú của công dân, nơi tạm trú của công dân thì nơi cư trú của công dân trong trường hợp này sẽ được xác định là nơi ở hiện tại căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Luật cư trú năm 2020.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Luật cư trú năm 2020 có quy định về nơi cư trú của người chưa thành niên. Theo đó, người chưa thành niên sẽ có nơi cư trú theo quy định của pháp luật như sau:
– Nơi cư trú của người chưa thành niên theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ được xác định là nơi cư trú của cha mẹ, nếu cha mẹ của người chưa thành niên là những người có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên trong trường hợp này sẽ được xác định nơi cư trú của cha hoặc nơi cư trú của mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống. Trong trường hợp không xác định được nơi thường xuyên xung sống của người chưa thành niên thì nơi cư trú của người chưa thành niên sẽ được xác định là nơi do cha, mẹ của người chưa thành niên tự thỏa thuận với nhau. Trong trường hợp cha mẹ của người chưa thành niên không thỏa thuận được thì nơi cư trú của người chưa thành niên sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án quyết định cụ thể;
– Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, nơi cư trú của mẹ nếu như cha mẹ đồng ý hoặc pháp luật liên quan có quy định khác.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Luật cư trú năm 2020 có quy định về nơi cư trú của người không có nơi thường trú và người không có nơi tạm trú. Như vậy, trong trường hợp người không có nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú sẽ được xác định như sau:
– Nơi cư trú của người không có nơi thường trú và không có nơi tạm trú do không đáp ứng đầy đủ điều kiện để thực hiện thủ tục đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ được xác định là nơi ở hiện tại của người đó. Trong trường hợp người đó không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại theo quy định của pháp luật sẽ được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang sinh sống trên thực tế. Đối với người không có nơi thường trú, không có nơi tạm trú thì cần phải thực hiện thủ tục khai báo thông tin về nơi cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại của mình;
– Cơ quan đăng ký cư trú sẽ có nghĩa vụ và trách nhiệm hướng dẫn cụ thể để người dân thực hiện hoạt động khai báo thông tin về cư trú trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu về cư trú;
– Trong trường hợp người không có nơi thường trú phải không có nơi tạm trú chưa có thông tin ghi nhận trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về cư trú thì trong khoảng thời gian 30 ngày được tính kể từ ngày nhận được thông tin khai báo, cơ quan đăng ký cư trú sẽ cần phải tiến hành hoạt động kiểm tra và xác minh thông tin. Trong trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài khoảng thời gian nêu trên, tuy nhiên không được phép kéo dài quá 60 ngày;
– Trong trường hợp những người này đã có thông tin cập nhật trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về cư trú, thì theo quy định của pháp luật hiện nay trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày tiếp nhận thông tin khai báo, cơ quan đăng ký cư trú sẽ cần phải tiến hành hoạt động kiểm tra và xác minh thông tin;
– Sau khi thực hiện thủ tục kiểm tra, xác minh, cơ quan đăng ký cư trú sẽ cập nhật thông tin của công dân về nơi ở hiện tại và các thông tin khác có liên quan trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu về cư trú, sau đó thực hiện thủ tục thông báo ngay lập tức cho người đã khai báo về việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cập nhật xong thông tin tại các cơ sở dữ liệu;
– Trong trường hợp có sự thay đổi thông tin về cư trú thì công dân cần phải ngay lập tức khai báo với cơ quan đăng ký cư trú, để cơ quan đăng ký cư trú thực hiện hoạt động ra soát và điều chỉnh thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu về cư trú. Khi đáp ứng được đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về cư trú thì người dân cần phải thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú trên thực tế.
Do đó, mặc dù không quy định thời hạn bắt buộc trẻ em phải đăng ký thường trú sau khi đăng ký khai sinh nhưng khi có đủ điều kiện đăng ký thường trú mà không thực hiện thì cha, mẹ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.
Đã đăng ký khai sinh nhưng nhập hộ khẩu muộn cho con có bị phạt không?
3. Mức xử phạt hành chính khi khai sinh cho con nhưng chưa làm thủ tục nhập hộ khẩu
Theo đó, mức phạt được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể:
Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú như sau:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Mặt khác tại khoản 1 và khoản 3 Điều 5 Luật Trẻ em 2016 có quy định:
Bảo đảm để trẻ em thực hiện được đầy đủ quyền và bổn phận của mình và bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trong các quyết định liên quan đến trẻ em.
Do vậy, đăng ký thường trú vừa là quyền vừa là trách nhiệm của mỗi công dân, nên khi trẻ em được sinh ra, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của trẻ em, người có trách nhiệm nên thực hiện đăng ký thường trú sớm cho trẻ em.
Đã đăng ký khai sinh nhưng nhập hộ khẩu muộn cho con có bị phạt không?
4. Thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ mới sinh
Trẻ em mới sinh là đối tượng đặc biệt nên có thể đăng ký thường trú theo cách thông thường đang áp dụng cho mọi công dân đủ điều kiện đăng ký thường trú hoặc đăng ký thường trú kết hợp với đăng ký khai sinh và cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) hoặc đăng ký online. Dưới đây là chi tiết các loại thủ tục này.
4.1. Đăng ký thông thường
Thủ tục đăng ký khai sinh cho công dân được thực hiện theo Điều 21, Điều 22 Luật Cư trú năm 2020 như sau:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú có đầy đủ chữ ký của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp.
- Giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ con: Giấy khai sinh, chứng nhận/quyết định nuôi con, quyết định nhận cha mẹ con…
Công an cấp xã nơi trẻ cư trú (thường trú + tạm trú).
07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Cơ quan công an sẽ tiến hành các công việc:
- Thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú của trẻ vào Cơ sở dữ liệu về cư trú.
- Thông báo về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú cho cha, mẹ của trẻ.
Nếu từ chối, cơ quan công an cũng sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do vì sao.
Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan, khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS
Tầng 10, Tòa nhà PaxSky, 51 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Tel: (028) 66 701 709 | 0939.486.086 | 0908.043.086
Văn phòng tại Bình Thạnh:
Tầng 09, Tòa nhà K&M Tower, 33 Ung Văn Khiêm, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Tel: (028) 35 059 349 | 0908.097.068
_____________
Email: contact@apolo.com.vn
Hotline: 0979.48.98.79
Chuyên trang về ly hôn của Apolo Lawyers: www.lyhon.net
Apolo Lawyers