Tư vấn ly hôn 30/07/2021
Trong vụ án ly hôn, ngoài việc phán quyết có cho ly hôn hay không thì việc phân chia tài sản của vợ chồng là một yếu tố quan trọng. Việc phân chia tài sản của vợ chồng dựa vào các nguyên tắc Luật Hôn nhân và gia đình trong phân chia tài sản khi ly hôn. Nếu bạn đang trong tình trạng chuẩn bị ly hôn và cần phân chia tài sản của vợ chồng, bạn cần nắm rõ các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình về phân chia tài sản của vợ chồng.
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.
Tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.
Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng đã đăng ký quyền sở hữu chỉ ghi tên của một bên vợ hoặc chồng, thì vợ chồng có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp lại giấy tờ đăng ký quyền sở hữu tài sản đó để ghi tên của cả vợ và chồng; nếu vợ chồng không yêu cầu cấp lại giấy tờ đăng ký quyền sở hữu tài sản, thì tài sản đó vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp, bên nào cho đó là tài sản thuộc sở hữu riêng của mình, thì có nghĩa vụ chứng minh.
>>> Xem thêm: Xử lý vấn đề nợ chung sau khi ly hôn
Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:
Thứ nhất: “Hoàn cảnh của gia đình của vợ, chồng”
“Hoàn cảnh của gia đình của vợ, chồng” là tình trạng của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình về:
Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.
Thứ hai: Công sức đóng góp của vợ, chồng
“Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.
Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm.
Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.
Thứ ba: Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên
“Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch.
Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của những cá nhân sau đây:
Thứ tư: Lỗi của mỗi bên
“Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.
Khi sử dụng dịch vụ giải quyết tranh chấp tài sản chung khi ly hôn tại Công ty Luật Apolo Lawyers, khách hàng sẽ nhận được một dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên nghiệp, chất lượng uy tín, bảo mật thông tin, thái độ phục vụ tận tâm, nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong công việc, giải đáp mọi vướng mắc cho khách hàng một cách nhanh chóng, dễ hiểu, đạt hiệu quả cao, đảm bảo quyền lợi tốt nhất đến khách hàng.
Email: contact@apolo.com.vn
Hotline: 0979.48.98.79
Chuyên trang về ly hôn của Apolo Lawyers: www.lyhon.net
>>> Xem thêm: Khi ly hôn tại sao phải nhờ luật sư ly hôn?
APOLO LAWYERS